

- Kỳ diệu với những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp tại nhà
- Các biến chứng đáng sợ của bệnh xơ gan
- Phương cách tự nhiên giúp tăng cơ hội thụ thai
- Miếng dán thay thế mũi kim cho người sợ tiêm
- Một phát hiện bất ngờ, sữa mẹ có thể ngăn ngừa ung thư
- Những quan niệm sai lầm về ung thư khiến nhiều người chết oan
Pha sữa thế nào để trẻ không ngộ độc?
Thứ Tư, 15 Tháng 11 2017 09:32
Sau vụ việc hơn 400 học sinh tiểu học tại Hậu Giang phải cấp cứu sau khi uống sữa pha sẵn, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) đã cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra nguy cơ ngộ độc cấp từ sữa được pha sẵn.
ngộ độc sữa
Nguyên nhân có thể do dụng cụ chứa đựng sữa, dụng cụ pha sữa không đảm bảo vệ sinh bị nhiễm vi sinh vật.
Ngay cả nguồn nước dùng để pha sữa nếu như không phải là nước sạch hoặc là bị nhiễm vi sinh vật cũng có thể gây ra ngộ độc. Và thậm chí, bàn tay của người pha sữa có nhiễm vi khuẩn cũng khiến cho người uống gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, thì việc bảo quản không đúng cách sữa bột sau khi mở nắp cũng có thể khiến cho vi sinh vật trong không khí xâm nhập vào bên trong và gây ra ngộ độc cấp khi sử dụng.
Những bệnh nhân khi bị ngộ độc cấp thường có những triệu chứng điển hình như đau bụng và nôn ói, tiêu chảy. Sữa có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi hết hạn hoặc là bị hỏng. Khi đó, những thành phần trong sữa biến đổi thành các chất nguy hiểm.
Đặc biệt, nếu như bảo quản sữa ở nơi điều kiện không đảm bảo, sữa chưa hết hạn vẫn có thể bị hỏng và gây ra ngộ độc cho người sử dụng.
Ngộ độc sữa
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo người lớn cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, tiệt trùng những dụng cụ pha sữa bằng nước sôi, bạn nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi pha, lượng sữa trẻ không uống hết nên đổ bỏ. Chú ý không được pha chung hai loại sữa với nhau vì có thể gây ra sự tương tác giữa các loại sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ; sau khi mở nắp lấy sữa cần phải đóng kín để tránh hấp thu độ ẩm từ môi trường bên ngoài.
Hộp sữa nên để ở những nơi thoáng mát, không bảo quản trong tủ lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác trong tủ. Sữa sau khi mở nắp thì chỉ nên dùng trong thời gian từ 15-30 ngày. Khi thấy sữa có những dấu hiệu bất thường thì cả người lớn và trẻ em đều không nên uống để tránh nguy cơ bị ngộ độc.
Tags: ngộ độc sữa, sữa pha sẵn, vi khuẩn,
Bài viết liên quan
- Kỳ diệu với những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp tại nhà
- Các biến chứng đáng sợ của bệnh xơ gan
- Phương cách tự nhiên giúp tăng cơ hội thụ thai
- Miếng dán thay thế mũi kim cho người sợ tiêm
- Một phát hiện bất ngờ, sữa mẹ có thể ngăn ngừa ung thư
- Những quan niệm sai lầm về ung thư khiến nhiều người chết oan
- Vì sao người ta lại dễ chết vào đúng ngày sinh nhật của mình
- Hai lần tuột mất cơ hội làm mẹ vì bệnh triệu người có một
- Có thể bị tiểu đường tuýp 2 nếu ăn ít gluten
- Điều trị ung thư bằng nam châm
- Đừng chủ quan: Có thể mất mạng vì thuỷ đậu
- Bộ Y tế lấy mẫu xét nghiệm lại 10 làng ung thư
- Hãy cẩn trọng khi nhịp tim nhảy múa
- Scotland cho ra đời công cụ tính tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm
- TPHCM: Điều trị thành công bệnh bướu giáp bằng sóng cao tần
- Phát hiện chất spermidine có thể làm tăng tuổi thọ
- Đồ chơi trẻ em: Hạt nhựa nở gây ung thư xuất hiện trở lại
- Mỹ chế tạo thành công não mini chống virus
- Việt Nam sản xuất thành công vaccine sởi-rubella
- Vấn nạn thịt bẩn cũng xuất hiện trong siêu thị