

- Kỳ diệu với những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp tại nhà
- Các biến chứng đáng sợ của bệnh xơ gan
- Phương cách tự nhiên giúp tăng cơ hội thụ thai
- Miếng dán thay thế mũi kim cho người sợ tiêm
- Một phát hiện bất ngờ, sữa mẹ có thể ngăn ngừa ung thư
- Những quan niệm sai lầm về ung thư khiến nhiều người chết oan
Đừng hoảng hốt khi bị tiểu đường thai kì
Thứ Tư, 21 Tháng 03 2018 11:00
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein mà bạn nạp vào cơ thể. Tuy nhiên nên nhớ những hướng dẫn này chỉ mang tính tổng quát. Hãy dựa vào thực tế để có chế độ ăn uống dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn, cụ thể là dựa vào mức độ đường glucose trong máu, cân nặng, thói quen tập thể dục, sở thích ăn uống và khẩu vị. Nhớ nhé, các chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm về bệnh tiểu đường thai kỳ là căn cứ để giúp bạn lên kế hoạch ăn uống hiệu quả.
Tránh xa đường
Để không bị tăng cao nồng độ đường trong máu, cần tránh xa các thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường trong cơ thể như đường, mật ong, đường nâu, si-rô,… Trước khi chọn thực phẩm cần kiểm tra nhãn hiệu thực phẩm, chỉ cần biết là khi ghi các thành phần có chữ cuối là OSE đó là đường (sucrose, dextrose, glucose). Vẫn có thể ăn một lượng đường vừa phải, nhưng hạn chế thôi, nên tránh xa các thức ăn chứa hàm lượng đường cao hơn tiêu chuẩn, chẳng hạn như bánh nướng, bánh ngọt, bánh, kem, kẹo, và nước ngọt.
Không uống nước ép trái cây
Đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, vì vậy dù rất ham thích nhưng bạn vẫn cần hạn chế uống nước ép trái cây nguyên chất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ thì thỉnh thoảng bạn có thể uống một lượng nhỏ nước ép (khoảng 30 ml) trong bữa ăn hoặc có thể trộn nước ép trái cây với soda để pha loãng đường và tăng cảm giác ngon miệng. Có một loại nước trái cây tốt là nước cà chua vì loại nước này chứa hàm lượng đường thấp. Bạn vẫn có thể ăn trái cây tươi, vì các loại trái cây tươi có chứa chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
Ăn các thức ăn ít tinh chế hơn
Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn chứa tinh bột không tinh chế. Các thức ăn quá nhiều tinh bột tinh chế như gạo trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng sẽ rất nhanh chóng chuyển thành đường khi tiêu hóa và làm gia tăng đường huyết trong máu của bạn. Để thay thế, bạn hãy tập trung ăn những món giàu chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu Hà Lan và các loại rau). Các thực phẩm này giúp giảm lượng insulin mà cơ thể cần để giữ cho lượng đường trong máu ở phạm vi bình thường.
Ăn các loại thực phẩm có chứa crôm
Crôm được chứng minh có thể giúp cải thiện việc dung nạp glucose trong bệnh tiểu đường thai kỳ, vì vậy bà bầu hãy bổ sung khoáng chất này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Crôm được tìm thấy có trong các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, cà rốt và gà. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn uống thuốc bổ sung crôm.
Ăn thức ăn chứa ít chất béo
Ai cũng cần chất béo trong chế độ ăn uống, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên ăn chế độ ăn chứa nhiều chất béo vì không hoàn toàn tốt cho sức khỏe của bạn. Do đó, hãy tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, chẳng hạn như chất béo trong các loại hạt.
2. Kiểm soát bữa ăn
Khi bị tiểu đường thai kì, nên ăn ít nhất ba bữa chính và ba bữa phụ một ngày (bao gồm một bữa ăn vặt trước khi đi ngủ) và chia chúng theo khoảng thời gian đồng đều nhất có thể. Ngoài ra, có một quy tắc khác áp dụng cho tất cả phụ nữ mang thai và những người bị tiểu đường thai kỳ phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn là không bao giờ được bỏ bữa. Bởi bỏ bữa chính (hoặc bữa ăn vặt) có thể dẫn đến hạ đường huyết, có thể gây ra run rẩy, nhức đầu và có thể có hại cho thai nhi. Nên đặt bữa ăn vặt rơi vào buổi tối bởi nó sẽ giúp bạn phòng ngừa hạ đường huyết vào ban đêm. Bữa ăn vặt này nên có chứa protein (như pho mát ít béo) và tinh bột (chẳng như bánh mì trắng). Tinh bột sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu vào đầu buổi tối, trong khi các protein lại hoạt động như chất ổn định lâu dài.
3. Kiểm soát cân nặng
Đừng để tăng cân quá vì cân nặng tăng cao quá mức có thể làm lượng đường trong máu tăng cao, do đó, bạn cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân. Việc tăng quá nhiều cân một cách nhanh chóng (khoảng 1 kg trở lên mỗi tuần) sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể và có thể gây hiệu ứng kháng insulin.
Chú ý, trong quá trình thực hiện và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mình, hãy liên lạc với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo cho bạn một thai kỳ khỏe mạnh.
Tags: cách điều trị tiểu đường thai kì, bà bầu cần làm gì khi tiểu đường thai kì,
Bài viết liên quan
- Kỳ diệu với những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp tại nhà
- Các biến chứng đáng sợ của bệnh xơ gan
- Phương cách tự nhiên giúp tăng cơ hội thụ thai
- Miếng dán thay thế mũi kim cho người sợ tiêm
- Một phát hiện bất ngờ, sữa mẹ có thể ngăn ngừa ung thư
- Những quan niệm sai lầm về ung thư khiến nhiều người chết oan
- Vì sao người ta lại dễ chết vào đúng ngày sinh nhật của mình
- Hai lần tuột mất cơ hội làm mẹ vì bệnh triệu người có một
- Có thể bị tiểu đường tuýp 2 nếu ăn ít gluten
- Điều trị ung thư bằng nam châm
- Đừng chủ quan: Có thể mất mạng vì thuỷ đậu
- Bộ Y tế lấy mẫu xét nghiệm lại 10 làng ung thư
- Hãy cẩn trọng khi nhịp tim nhảy múa
- Scotland cho ra đời công cụ tính tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm
- TPHCM: Điều trị thành công bệnh bướu giáp bằng sóng cao tần
- Phát hiện chất spermidine có thể làm tăng tuổi thọ
- Đồ chơi trẻ em: Hạt nhựa nở gây ung thư xuất hiện trở lại
- Mỹ chế tạo thành công não mini chống virus
- Việt Nam sản xuất thành công vaccine sởi-rubella
- Vấn nạn thịt bẩn cũng xuất hiện trong siêu thị